SEOquake: Công cụ kiểm tra website chuẩn SEO đơn giản

Để xây dựng một website chuẩn SEO cần rất nhiều điều kiện mà chúng ta không thể biết được chính xác đã tối ưu hóa toàn bộ yếu tố đó chưa. SEOquake sẽ giúp bạn kiểm tra một  cách dễ dàng các yếu tố để tối ưu website chuẩn SEO.

SEOquake là gì

SEOquake là một công cụ phương pháp đơn giản hỗ trợ bạn kiểm tra những yếu tố trong website hoặc bài viết của bạn đã được tối ưu chuẩn SEO hay chưa. Từ đó, bạn xây dựng thêm những yếu tố để tối ưu SEO Onpage của bạn một cách tối ưu nhất. Đây là 1 công cụ mà hầu như tất cả SEOer, chuyên viên SEO và các công ty chuyên dịch vụ SEO sử dụng để tối ưu cho các website của họ.

Cách tải SEOquake trên trình duyệt web

SEOquake là một công cụ kiểm tra đơn giản. Vì vậy, tải SEOquake cũng rất dễ dàng. CTRLVN MEDIA sẽ hướng dẫn bạn cách tải SEOquake trên Google Chrome và FireFox đơn giản.

 Tải SEOquake cho Chrome

Đối với Google Chrome, bạn chỉ cần bấm vào “Tiện ích mở rộng” và sau đó nhập từ khóa “SEOquake” thì nó sẽ được hiện lên. Sau đó, bạn bấm vào nút ”Thêm vào” để có thể sử dụng.

Hoặc bạn có thể vào trực tiếp tại đường links này:

https://chrome.google.com/webstore/detail/seoquake/akdgnmcogleenhbclghghlkkdndkjdjc?hl=vi

                  tải SEOquake cho Chrome

Tải SEOquake cho Chrome

Tải SEOquake cho FireFox

Còn đối với FireFox, bạn gõ tìm kiếm “SEOquake for FireFox”. Tiếp theo, bạn chọn nút “ Add to FireFox” và reset lại trình duyệt để sử dụng.

                                  Tải SEOquake cho FireFox

Tải SEoquake cho FireFox

Sau khi tải thành công, biểu tượng của SEOquake sẽ xuất hiện góc bên phải màn hình.

Biểu tượng “SQ ” trên thanh công cụ

Biểu tượng “SQ ” trên thanh công cụ

Hướng dẫn sử dụng SEOquake

Khi hoàn tất việc cài đặt, chúng ta sẽ bắt đầu sử dụng công cụ SEOquake với những thao tác đơn giản sau:

Bước 1: Trước tiên, bạn hãy truy cập vào tên miền mà bạn muốn kiểm tra. Sau đó, bạn chọn biểu tượng “SQ” ở góc bên phải màn hình mà bạn đã thêm vào.

Hướng dẫn sử dụng SEOquake

Bước 2: Khi bạn nhấn vào biểu tượng trên thì sẽ hiển thị một bảng nhỏ ở màn hình. Bạn hãy chọn vào mục “Diagnosis” để xem các yếu tố đã được tối ưu chưa.

Nhấp vào mục “Diagnosis” để xem các yếu tố trên website.

Nhấp vào mục “Diagnosis” để xem các yếu tố trên website.

Lưu ý:

Sau khi chọn vào mục “Diagnosis”, bạn sẽ thấy một số biểu tượng thông báo tổng quát như:

  • Biểu tượng dấu tích màu xanh là hiển thị số lượng những yếu tố đã được tối ưu hóa.
  • Biểu tượng dấu chấm than màu đỏ là thể hiện số lượng những yếu tố còn lỗi cần khắc phục.
  • Biểu tượng loa màu xanh  thể hiện thông báo những yếu tố không phải là lỗi nhưng cần phải cải thiện để có thể tối ưu onpage của bạn mạnh hơn.

Các yếu tố để tối ưu Website chuẩn SEO

Chuẩn SEO ngày nay là 1 yếu tố cực kỳ quan trọng mà nhiều doanh nghiệp như công ty thiết kế website chuyên nghiệp Mona MediaHọc viện Khánh Hùng cực kỳ chú trọng trong các sản phẩm website của họ và khách hàng cũng rất mong muốn có được những tiêu chí này cho website của mình. Khi đã thực hiện được việc kiểm tra những yếu tố đã chuẩn SEO thì bạn cần hiểu được ý nghĩa của từng yếu tố. Vì bạn nắm rõ được các yếu tố sẽ giúp bạn biết cách để làm website của mình trở nên chuẩn SEO. Những yếu tố ấy được chia làm ba phần như sau:

Page analysis

Page analysis

a. Các yếu tố trong Page analysis
  • Thẻ URL:  Là thẻ đường dẫn website được xuất hiên trên thanh địa chỉ của trình duyệt. Thẻ URL là một yếu tố trọng tâm trong tối ưu chuẩn SEO. Vì vậy. những từ khóa SEO quan trọng luôn được đặt trong thẻ URL của những web con hay trang bài viết để tăng sức mạnh tối ưu website của bạn. Thẻ càng ngắn gọn, thân thiện với Google sẽ đẩy mạnh tối ưu tốt hơn.
  • Thẻ Canonical:  Là thẻ giúp cho những bài viết trong website của chúng ta hạn chế bị trùng lặp của nội dung. Nếu website của bạn có nhiều bài viết bị trùng lặp của nội dung thì Google sẽ đánh giá nội dung web của bạn không chất lượng và kéo theo giảm thứ hạng của bạn ttrên công cụ tìm kiếm. Hãy luôn nhớ rằng Google luôn dõi theo website của bạn. Vì thế, thẻ Canonical link là một thứ SEO OnPage mà bạn phải để tâm tới.
  • Thẻ Title: Là tên tiêu đề của bài viết hay website sẽ xuất hiện ở kết quả tìm kiếm của Google khi người dùng tìm từ khóa hay thông tin liên quan tới website của bạn. Thẻ Title cũng là nơi chứa những từ khóa cần SEO trong trang web con hay bài viết. Tiêu chuẩn ký tự trung bình tối ưu là 65 ký tự. Không quá ngắn cũng không quá dài để thể hiện tóm tắt thông tin bạn muốn đem đến người dùng.
  • Thẻ Meta Description: Hay còn biết đến là thẻ Meta Content. Là thẻ dùng để mô tả tóm tắt nội dụng cũng như từ khóa cần SEO đến người dùng. Thẻ này hiển thị được nội dung mà người truy cập đang cần tìm truy cập vào website của bạn. Thẻ mang yếu tố quan trọng việc  xác định nhu cầu, mong muốn người tru cập sau thẻ title. Ký tự của thẻ là từ 156 ký tự chở xuống để tối ưu việc thể hiện rõ nội dung bạn gửi đến.
  • Thẻ Meta keywords: Thẻ chứa những từ khóa SEO liên kết tới bài viết khi người truy cập tìm kiếm là một trong số thẻ quan trọng trong SEO. Hiện nay, thực toán Google thay đổi nên thẻ không thể tối ưu tốt như trước. Nhưng vẫn không thể bỏ qua khi muốn tối ưu Onpage của bạn.
  • Thẻ Headings: Đây là thẻ tiêu chuẩn trong việc tối ưu một website chuẩn SEO. Trong những bài viết sẽ có một thẻ H1, có từ 1 – 3 thẻ H2. Để tối ưu SEO Onpage thì những thẻ trên nên có từ khóa cần SEO để tăng sức mạnh bài viết. Ngoài ra, nếu trong bài viết có thẻ H3 đến H6 thì càng tốt cho bạn.
  • Thẻ Images: Là thẻ chứa hình ảnh bài viết của bạn. Để tăng sự nhận diện về thương hiệu của bạn trên Google, bạn cần thêm nội dung thay thế (Alt) cho hình ảnh.

Page analysis 1

b. Các yếu tố trong Page analysis

 

  • Text/ HTML Ratio: Đây là thẻ xác định số lượng ký tự text hay văn bản cao hơn số lượng ký tự HTML. Đối với Google, việc nội dung văn bản cao sẽ đánh giá website hướng tới người truy cập làm tăng thứ hạng trong tìm kiếm. Tiêu chuẩn đánh giá là thẻ Text/ HTML Ratio > 50% thì mới tối ưu tốt.
  • Frames:  Hỗ trợ trong việc trang trí cho website của bạn. Là một định dạng trong HTML dùng để miêu tả đa nội dung lên website. Nhưng đây chỉ là một trong số yếu tố phụ trong SEO nên không cần chú tâm nhiều.
  • Flash: Đây là một công cụ đồ họa làm tăng sự hấp dẫn và tương tác của người truy cập với nội dung bài viết. Nhưng càng sử dụng nhiều hiệu ứng của Flash sẽ làm chậm tốc độ tìm kiếm của website hay trang bài viết của bạn. Vì vậy, trong SEO nên hạn chế hoặc không sử dụng Flash.
  • Microformats: Là công cụ dùng để xác định thông tin cụ thể của một địa chỉ, tên doanh nghiệp hoặc cá nhân trong website.
  • SchemaLà một nhánh của Microformats được áp dụng phổ biến. Đây là một thuật ngữ được thêm vào HTML để cải thiện thứ hạng trong công cụ tìm kiếm.
  • The Open Graph:  Là một cách biến website thành một đối tượng mà xã hôi đang tìm kiếm. Đối tượng ấy có nghĩa là ta có thể chia sẽ cũng như thể hiển cảm xúc cho bài viết lên trên mạng xã hội như Facebook.
  • Twitter Card:  Đây cũng là một hình thức  biến website của bạn thành một đối tượng xã hội. Nhưng đây thuật ngữ riêng dành cho Twitter.

Mobile compliance

  • AMP: Ta có thể hiểu đơn giản đây là một công cụ giúp cho trang web trở nên nhẹ và tải nhanh hơn trên thiết bị di động. Hiện nay, viêc áp dụng smart phone trở thành phổ biến nên việc tiếp cận người truy trên thiết bị di động là điều thiết yếu.
  • Meta Viewport:  Giúp cho website hiển thị tốt website của bạn trên thiết bị di động. Tối ưu được kích cỡ của website phù hợp cho thiết bị di động.

Các yếu tố trong tương thích Mobile compliance

Các yếu tố trong tương thích Mobile compliance

Site compliance

Các yếu tố trong tương thích Site compliance

Các yếu tố trong tương thích Site compliance

 

  • Robots. Txt: Đây là một dạng text đặc biệt giúp những webmaster phân quyền được những khu vực mà các bots của công cụ tìm kiếm có thể truy cập được index khu vực đó.
  • XML Sitemaps: Đây là một bản đồ về website của bạn. Bạn khai báo cho công cụ tìm kiếm về những trang con của website cũng như là bài viết. Ngoài ra, bạn có thể phân quyền về mức độ quan trọng của những trang con hay bài viết trên website. Ngoài ra để tạo sitemaps chuẩn thì bạn có thể tự tạo trên www.xml-sitemaps.com và gửi lên source code của chính bạn.
  • Language: Là thẻ khai báo ngôn ngữ website. Thẻ dùng xác định ngôn ngữ và người dùng mà bạn muốn hướng tới.
  • Doctype: Thẻ xác định phiên bản HTML và khai báo kiểu dữ liệu cùa tài liệu đang được sử dụng.
  • Encoding: Sử dụng trong những nội dung về âm thanh hay hình ảnh. Giúp giải nén cũng như mã hóa những âm thanh, hình ảnh ấy.
  • Google Analytisc: Là một số công cụ phổ biến công dụng phân tích và thống kê số liệu về hành vi của người truy cập trên website của bạn. Cũng như lần trước, chúng ta đã nói đến Analytics Google là công cụ hữu ích mà website chuẩn SEO không thể thiếu.
  • Favicon: Hiểu đơn giản, đó là biểu tượng nhỏ phía góc bên trên trái, trước tiêu đề trên thanh tiêu đề của Website. Nó còn rất hữu ích trong việc sử dụng Bookmark để lưu địa chỉ website.

Chỉ với việc Kiểm tra web chuẩn SEO đã rất nhiều các tiêu chí, nên việc xây dựng và thiết kế web phù hợp cho SEO cũng không hề đơn giản, nếu bạn cần thiết kế website chuẩn SEO theo yêu cầu hãy tham khảo các chuyên gia tại: https://mona.media/thiet-ke-va-lap-trinh-web-theo-yeu-cau/

Chúng ta đã tìm hiểu tổng quan về SEOquake. Cách thức hoạt động của SEOquake rất đơn giản, giúp ta kiểm tra các yếu tố cần thiết để website chuẩn SEO. Nếu như bạn muốn theo đuổi SEO thì đây là một công cụ rất hữu ích cho bạn. Bên cạnh đó, CTRLVN MEDIA luôn sẽ đồng hành và chia sẽ những kiến thức hữu ích về SEO cho bạn và mọi người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *