Kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà kính ảnh hưởng rất nhiều đến sản lượng nấm thu hoạch được. Nấm rơm là một loại thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nấm giòn dai và có vị ngọt tự nhiên nên được sử dụng để chế biến nhiều loại món ăn.
Chính vì điều đó, nhu cầu về nấm rơm tại thị trường Việt Nam ngày càng tăng lên và trải đều cả năm. Để đáp ứng lượng cầu khổng lồ này, hãy cùng Controlvn tham khảo ngay mô hình nhà nấm và kỹ thuật trồng nấm rơm trong bài viết dướ đây nhé.
Tại sao mô hình trồng nấm rơm trong nhà kính được ưa chuộng
Như bạn đã biết, nấm rơm không phải là loài thực vật phát triển quanh năm. Khoảng thời gian để nấm ngoài tự nhiên phát triển tốt là từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. Do vậy, người nuôi trồng nấm đã thực hiện các biện pháp để có thể canh tác được loài này quanh năm. Trong đó, nuôi trong nhà kính là mô hình nuôi trồng được ưa chuộng trong những năm gần đây.
Nấm rơm nuôi trong nhà kính sẽ được kiểm soát tốt các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, lượng nước, ánh sáng, không khí, sâu bệnh… Nhà kính và những yếu tố trên tạo ra một môi trường thuận lợi cho nấm rơm phát triển quanh năm. Trồng trong nhà kính, nấm sẽ được thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 12 nếu áp dụng xen canh.
Từ những điều trên, hiệu quả kinh tế mà mô hình trồng nấm rơm trong nhà kính mang lại cho chủ trang trại cao hơn. Mô hình sẽ được ưu tiên đầu tư sử dụng và mở rộng mạnh mẽ.
Cần chuẩn bị gì trước khi trồng nấm rơm trong nhà kính
Để có thể trồng nấm rơm trong nhà kính hiệu quả, người nuôi trồng cần chuẩn bị những nguyên liệu, công cụ sau:
-
Nhà kính trồng nấm
-
Rơm rạ là chủ yếu. Ngoài ra, người nuôi nấm cũng có thể chọn bã mía, lục bình, bẹ chuối khô, bông gòn tự nhiên, đay, mùn cưa hoai mục.
-
Giống nấm
-
Vôi để xử lý rơm rạ
-
Khuôn giá thể
-
Bể ủ rơm
-
Túi bóng ủ rơm
-
Dụng cụ tưới nấm
-
Dụng cụ đo nhiệt độ, độ ẩm
4 Kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà kính hiệu quả
Xử lý nguyên liệu đầu vào
Đầu tiên, người nuôi cần lựa chọn rơm rạ phù hợp với sự phát triển của nấm. Nấm sẽ phát triển tốt trên rơm rạ có đặc điểm sau:
-
Rơm rạ khi gặt xong cần được phơi khô, thơm giòn, hạn chế bị ướt mưa trong quá trình phơi.
-
Rơm của lúa nếp sẽ tốt hơn là lúa tẻ.
-
Rơm của lúa trồng đất phù sa sẽ tốt hơn là rơm trồng ở đất bón phân hữu cơ (phân chuồng). Rơm thu hoạch ở đất bón phân hữu cơ tốt hơn rơm thu hoạch ở đất bón phân vô cơ (phân NPK).
-
Rơm rạ mùa trước tốt hơn rơm rạ mới thu hoạch.
Tiếp theo, người nuôi nấm cần ủ rơm rạ. Rơm cần được ủ trong nước vôi loãng. Nước vôi này được tạo thành từ 4kg vôi tôi pha với 1m3 nước sạch.
Sau khi ủ, để rơm róc nước. Sau đó, chất rơm thành đống ủ có kệ lót. Để cách mặt đất 20cm, có cọ thông khí ở giữa, quây nilon xung quanh, để hở bề mặt phía trên. Tiến hành ủ trong 2 – 3 ngày để đống ủ có nhiệt độ từ 65 – 70 độ C.
Sau khi ủ 3 ngày thì tiến hành đảo rơm. Chủ trang trại giũ tơi rơm, lấy tay vắt rơm để kiểm tra độ ẩm. Nếu nước thấm một chút qua kẽ tay là ổn. Nếu nước chảy thành dòng lớn là rơm úng nước, cần tãi ra để nước thoát đi. Nếu không có nước chảy là rơm ủ bị khô và cần tưới thêm nước.
Tiếp tục ủ rơm trong 3 – 4 ngày. Thường sau 7 – 8 ngày, rơm sẽ hết mùi khai, mùi chua. Lúc này, mang rơm đi đóng giá thể nuôi nấm.
Tạo hình giá thể cho nấm phát triển
Thông thường, giá thể sẽ được tạo nhờ khuôn ép giá thể. Các khuôn thường cao từ 8 – 9cm. Cấy giống nấm xung quanh mép khuôn từ 3 – 5 cm. Nhấc giá thể đã cấy nấm ra khỏi khuôn rồi treo hoặc đặt lên các kệ. Thực hiện làm tương tự cho các giá thể trồng khác. Tỷ lệ cấy nấm phù hợp nhất là 12 – 15kg giống nấm/1000kg nguyên liệu rơm khô.
Cách chăm sóc nấm rơm
Nếu nhiệt độ thấp dưới 25 độ C, giá thể nuôi nấm cần được ủ nilong để giữ ấm. Sau 9 – 13 ngày nấm sẽ bắt đầu hình thành trên giá thể. Nhiệt độ duy trì tốt nhất là từ 30 – 35 độ C. Trong 3 ngày đầu cấy giống, người nuôi chưa cần tưới nước. Từ ngày thứ 4, người nuôi cần tưới ẩm bằng hệ thống phun sương để duy trì độ ẩm. Tưới với cường độ tia nước nhẹ nhàng, tránh làm gãy sợi nấm.
Cách thu hoạch nấm rơm
Nấm trồng trong nhà kính sẽ được thu hoạch sau khoảng 14 ngày cấy giống nấm. Sau khi thu hoạch khoảng 7 – 8 ngày, nấm sẽ ra đợt 2. Mỗi lần thu hoạch nên giới hạn trong 3 – 4 ngày để tránh nấm nở mũ. Thu hoạch vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh nấm bị mất nước.
Khi thu hoạch nên hái tận gốc, tránh hiện tượng phần gốc nấm sót lại bị thối rữa trên cây. Sau khi thu hoạch và dọn dẹp giá thể nuôi xong, người nuôi cần mở nhà kính để ánh sáng chiếu rọi. Hoạt động này giúp nhà kính thông thoáng, tiêu diệt vi khuẩn đang sinh sôi.
Những yêu cầu quan trọng trong kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà kính
Yêu cầu về thiết kế nhà kính
Nhà kính nên được thiết kế theo khu ủ rơm rạ và khu vực nuôi trồng nấm riêng. Tùy theo quy mô nuôi trồng mà chủ trang trại sẽ xây dựng kích thước nhà phù hợp. Nhà kính cần có cửa chính, cửa thông gió. Nóc nhà làm bằng tôn cách nhiệt sẽ tiện lợi nhất.
Để tận dụng được tối đa diện tích nuôi trồng, nhà kính nên sử dụng kệ để chứa giá thể nuôi nấm. Trong nhà nên lắp đặt hệ thống máy sưởi, tưới nước phun sương tự động.
Bên cạnh đó, để xây dựng được một nhà kính đảm bảo cho nấm có thể sinh trưởng và phát triển tốt thì màng phủ kính bắt buộc cũng phải đạt chất lượng tốt. Tuy nhiên, để chọn được màng phủ kính chất lượng thì cần phải lựa chọn được những đơn vị cung cấp uy tín chẳng hạng như là Hsia cheng.
Nhiệt độ, độ ẩm và nguồn nước
Nhiệt độ thích hợp trong những ngày đầu cấy giống là từ 28 0 30 độ C. Nhiệt độ phù hợp để nấm phát triển mạnh sau khi hình thành quả thể (mũ nấm) là 30 – 35 độ C.
Độ ẩm phù hợp của giá thể nuôi trồng là 40% – 90%, trong đó, 65%- 70% là độ ẩm lý tưởng nhất.
Nguồn nước tưới cho nấm phải là nước sạch, trung hòa, không nhiễm mặn hoặc phèn chua. Người trồng nên điều chỉnh dàn tưới nước để các tia nước phun ra nhẹ nhàng tránh làm nấm bị gãy sợi, gãy thân hay nát quả thể.
Độ pH
Nấm rơm phát triển tốt nhất ở môi trường pH trung hòa hoặc có tính bazơ vô cùng nhẹ, ở khoảng thang pH là 7 – 8.
Ánh sáng và không khí
Nấm rơm không có chất diệp lục nên không cần ánh nắng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ như những loài thực vật màu xanh. Nấm chỉ cần ánh sáng khuếch tán nhẹ nhàng.Không nên cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào khu vực nuôi trồng vì ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm.
Chủ trang trại cần cung cấp môi trường không khí thông thoáng để nấm thực hiện quá trình hô hấp. Người nuôi có thể căn cứ vào hình dạng của quả thể để đánh giá lượng oxi đã phù hợp chưa. Những biểu hiện của quả thể nấm thiếu oxy là:
-
Quả thể hình thành dày đặc trong những ngày đầu nhưng không phát triển tiếp. Tình trạng này diễn ra trong những ngày tiếp theo sẽ khiến quả thể mềm nhũn và chết.
-
Nấm nhiễm sắc tố đen.
-
Quả thể thấm dịch từ môi trường và có màu nâu.
Xử lý sâu bệnh
Nấm rơm có quãng đời phát triển vô cùng ngắn. Dường như sau mỗi ngày, nấm sẽ có sự biến đổi đáng kinh ngạc, có thể quan sát bằng mắt thường. Do vậy, một khi nhiễm bệnh sẽ khiến nấm khó hồi phục.
Để tránh nấm nhiễm bệnh, ngoài trang bị hệ thống lưới chắn côn trùng chất lượng thì công tác phòng bệnh trước khi nuôi được thực hiện nghiêm ngặt như sau:
-
Lựa chọn rơm đạt chuẩn, ngâm qua vôi để khử khuẩn.
-
Mặt đất và kệ giá đựng giá thể được xử lý kỹ: phơi nắng sau mỗi đợt gieo trồng, rắc vôi và đổi nền đất định kỳ.
-
Giá thể nuôi trồng không được dùng lại cho đợt sau.
-
Các dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng cũng được khử khuẩn.
-
Theo dõi thường xuyên để phát hiện dấu hiệu bất thường kịp thời.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẽ cho bạn 4 kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà kính hiệu quả, những yếu tố cần chú ý để nấm phát triển tốt, cho năng suất cao. Hi vọng qua bài viết này , bạn đọc có thể an tâm sử dụng loại nấm dinh dưỡng này. Bên cạnh đó, chúc bạn nuôi nấm thành công nếu bạn đang có dự định nuôi một lượng nhỏ phục vụ nhu cầu trong gia đình.