Phân hữu cơ là một trong những loại phân tốt cho môi trường, an toàn cho sức khỏe con người. Ngoài những loại phân hữu cơ được sản xuất tại các nhà máy bạn cũng có thể dùng những chất thải từ rau củ quả, phân chuồng để tạo nên phân hữu cơ. Bài viết này Ctrl.vn sẽ hướng dẫn cách ủ phân hữu cơ đơn giản tại nhà mang đến hiệu quả cao.
Phân bón hữu cơ là gì?
Phân bón hữu cơ là những hợp chất được dùng trong sản xuất nông nghiệp. Chúng có nguồn gốc từ chất thải gia súc và gia cầm, tàn dư từ thân, lá, cây trong sản xuất nông nghiệp. Chúng cóng có thể là chất thải sinh hoạt, sản xuất thủy hải sản… Những nguyên liệu này được tiến hành ủ để tạo thành phân hữu cơ. Phân hữu cơ sẽ giúp đất tăng độ phì nhiêu, tơi xốp và có nhiều chất mùn cho đất. Khi được bón phân hữu cơ đất sẽ có thêm nhiều loại vi sinh tốt để đất có nhiều nguồn dinh dưỡng nhất.
Các loại phân hữu cơ
- Phân bón hữu cơ truyền thống được ủ từ phân chuồng, phân xanh và các loại rác sinh hoạt, thủy hải sản…
- Phân hữu cơ công nghiệp được sản xuất bởi các nhà máy phân bón trên dây chuyền công nghệ hiện đại.
Phân hữu cơ truyền thống
Ủ phân hữu cơ theo cách truyền thống sẽ chậm hoai mục hơn nhưng an toàn và dễ sử dụng. Các loại phân bón này chủ yếu là tận dụng nên không mất tiền để mua. Hầu hết các nhà nông và những người trồng rau củ quả theo mô hình organic hiện nay đang lựa chọn. Phân hữu cơ truyền thống bao gồm:
- Phân chuồng, nước tiểu động vật làm từ gia cầm, gia súc. Kết cấu đất sẽ được tơi xốp hơn, tăng dinh dưỡng để cây không bị xói mòn. Loại phân này phải được ủ và gia công kỹ lưỡng nếu không sẽ để lại nhiều vi khuẩn trong đất gây hại cho cây trồng.
- Phân xanh từ lá cây tươi được ủ hoai mục hoặc phủ vùi lá cây trực tiếp xuống gốc cây.
- Phân rác được ủ từ rơm rạ, thân cây và những loại rác nông nghiệp.
- Than bùn, loại than này phải ủ chứ không thể dùng trực tiếp được.
Phân bón hữu cơ công nghiệp
Nhờ máy móc hiện đại, các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ công nghiệp sẽ nhập về hàng tấn rác thải để tiến hành ủ phân và cho ra phân hữu cơ công nghiệp. Phân bón hữu cơ công nghiệp sẽ bao gồm các loại sau:
- Phân bón vi sinh giúp phân giải hữu cơ, phân giải đạm, giúp loại bỏ vật ký sinh… Có rất nhiều loại phân bón vi sinh khác nhau.
- Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân được xử lý từ nguyên liệu hữu cơ và xử lý bằng lên men và tạo thành phân hữu cơ sinh học. Loại phân này được dùng chủ yếu để bón thúc, nuôi quả…
- Phân bón hữu cơ vi sinh được làm hoàn toàn dựa theo mô hình ủ phân nông nghiệp nhưng được làm trên dây chuyền công nghiệp.
Các bước ủ phân hữu cơ đơn giản, hiệu quả cao
Tại sao nên ủ phân hữu cơ tại nhà
Cấu trúc đất, chất dinh dưỡng sẽ được đảm bảo tốt nhất khi bón phân hữu cơ. Phân hữu cơ tự ủ sẽ giúp cây tươi xốp hơn, đặc biệt là đảm bảo không xảy ra các hiện tượng thay đổi gen của cây trồng. Chúng hoàn toàn thân thiện với môi trường và giúp cây xanh phát triển tốt nhất. Ủ phân hữu cơ tại nhà cũng tiết kiệm được chi phí vào việc mua phân bón hóa học. Ngoài ra, còn tận dụng được những rác thải trong quá trình sinh hoạt tránh phí nguyên liệu sử dụng hàng ngày.
Chọn thùng chứa phân
Thùng chứa phân quá kín sẽ khiến phân hữu cơ rất khó hoai mục. Thời gian ủ phân sẽ kéo dài. Bạn có thể chọn các thùng gỗ, nhựa theo kích thước phù hợp với lượng phân cần ủ. Sau đó tiến hành khoan nhiều lỗ nhỏ để thoát nước, tiếp cận không khí, ánh nắng để hoai mục nhanh nhất.
Chọn vị trí đặt thùng ủ phân
Những nơi đặt thùng để ủ phân phải đảm bảo được khả năng thoát nước tốt. Nên chọn nền đất thay vì nền gạch bê tông. Giun và sinh vật sẽ giúp phân hủy rác sinh học dễ dàng hơn.
Những loại rác không nên chọn làm phân hữu cơ
Trong quá trình ủ phân hữu cơ bạn cũng nên chọn những loại chất thải đảm bảo. Một số rác thải sinh hoạt sẽ không thể phân hủy, gây mùi hôi và không tốt cho cây trồng. Bạn không nên chọn các loại rác thải như: xương của động vật và gia cầm, các chất béo từ động vật, cỏ dại có hại, lá bạch đàn, vỏ cam quýt… Những loại này có thể tạo mùi hôi nhiều và ủ kèm mầm bệnh gây hại cho cây trồng trong tương lai.
Chọn rác thải hữu cơ để làm phân
Những loại phân bạn nên chọn để ủ như:
- Phân xanh cung cấp Nitơ từ các loại hoa quả thừa, lá cây tươi, bã cà phê…
- Phân nâu cung cấp Carbon từ các loại lá cây khô, cỏ khô và vỏ trứng…
Tuy nhiên, chọn nguyên liệu nào bạn cũng cần phải đảm bảo được thời gian ủ và quy trình ủ chuyên nghiệp. Bạn nên thực hiện quy trình này chuyên nghiệp theo cách trộn phân hữu cơ ở bên dưới.
Cách trộn phân hữu cơ tại nhà
Trộn phân nâu và phân xanh rồi ủ sẽ giúp tăng hiệu quả cao hơn. Cách ủ phân sẽ được thực hiện như sau:
- Cứ 10cm phân nâu sẽ đến 1 lớp phân xanh 10cm. Sau khi có được tỉ lệ này hãy trộn đều chúng với nhau.
- Chất thải từ lá cây, nguyên liệu sinh hoạt không nên cắt nhỏ. Hãy để nguyên để khi cho vào thùng chúng sẽ tạo nên những khoảng không khí giúp vật vi sinh vật và không khí có thể lọt vào đê sinh sôi nảy nở. Quá trình này sẽ đảm bảo được phân hoai mục tốt hơn.
- Nên kiểm tra nhiệt độ bằng cách cắm cành cây tươi vào giữa thùng phân. Sau 5 đến 6 ngày rút cành cây ra và xem chúng có bị nóng không. Nếu cành cây nóng thì đã đảm bảo được yêu cầu.
- Độ ẩm lý tưởng nhất để ủ phân hữu cơ là từ 40-60%. Quá khô hay quá ướt đều làm ảnh hưởng đến chất lượng của phân hữu cơ.
- Kiểm tra độ ẩm có thể dùng tay để bóp phân xem có nước thừa hay không. Ngoài ra, còn có thể nhìn bằng mắt nếu có kinh nghiệm. Hoặc có thể vo thành viên tròn, nếu chúng không động nước và giữ được hình tròn thì đã đạt chất lượng.
Cách sử dụng phân hữu cơ tại nhà
Phân hữu cơ được sử dụng để bón cho mọi loại cây. Khi phân đã chuyển sang màu nâu là có thể sử dụng. Phân hữu cơ sẽ phân hủy ra giống như mùn hoặc hình sợi tùy vào các loại nguyên liệu bạn ủ phân hữu cơ. Nên bón phân hữu cơ quanh gốc cây trồng.
Cách ủ phân hữu cơ trên hy vọng đã mang đến cho các bạn những cơ hội tiếp cận với nguồn phân bón an toán nhất. Chúc các bạn trồng cây an toàn, hiệu quả và cho năng suất cao nhất.