Xu hướng mua sắm trực tuyến trên thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh. Việc mua hàng trên các sàn thương mại điện tử giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, chọn hàng dễ dàng và mua sắm tiện lợi hơn. Đây cũng là kênh bán hàng hấp dẫn mà người kinh doanh thời đại 4.0 không thể bỏ lỡ. Nếu bạn cũng đang có dự định bán hàng trên trang thương mại điện tử, hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây ngay nhé!
Tiềm năng khi bán hàng trên trang thương mại điện tử?
Bán hàng trên trang thương mại điện tử là một minh chứng cho thời đại công nghệ 4.0. Tại Việt Nam, lĩnh vực thương mại điện tử đang có sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng sôi động. Nhiều sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… đang thu hút hàng triệu lượt người tham gia mở gian hàng và mua sắm mỗi ngày.
Không chỉ có các sàn trung gian quy tụ đông đảo các nhà bán hàng cá nhân, hộ kinh doanh hay các doanh nghiệp như kể trên. Nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang tự xây dựng và phát triển các trang thương mại điện tử riêng của doanh nghiệp.
Việc quản lý gian hàng, bán hàng cũng có thể thực hiện hiệu quả, năng suất hơn. Hoạt động chăm sóc khách hàng và giải quyết khiếu nại dễ dàng, chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế đến mức tối thiểu các rủi ro khi kinh doanh.
Với những người kinh doanh, không có điều kiện xây dựng trang thương mại điện tử riêng thì bán hàng trên trang thương mại điện tử trung gian là cách tối ưu nhất. Chủ kinh doanh có thể lựa chọn nhiều sàn thương mại điện tử khác nhau để bắt đầu hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả cao thì bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng về kỹ năng, kinh nghiệm bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
Kinh nghiệm bán hàng trên các trang thương mại điện tử
Trong phần này, Ctrl.vn sẽ chia sẻ tới bạn một số kinh nghiệm bán hàng trên trang thương mại điện tử. Những kinh nghiệm dưới đây mang tính tổng quát và có thể áp dụng hiệu quả với hầu hết các sàn thương mại điện tử đang phát triển tại Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu kỹ thị trường mặt hàng bạn kinh doanh trên sàn
Trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… sẽ có vô vàn người bán hàng với đa dạng mặt hàng khác nhau. Bạn cần nghiên cứu kỹ thị trường mặt hàng bạn dự định kinh doanh trên sàn thương mại điện tử đó.
Việc nghiên cứu này sẽ giúp bạn biết được mặt hàng bạn kinh doanh trên sàn đã phát triển chưa, nhu cầu khách hàng nhiều không, đối thủ cạnh tranh đông không. Khi nghiên cứu thị trường mặt hàng kinh doanh trên sàn, bạn cần đi đầu vào từng đối tượng nghiên cứu.
- Với khách hàng: Đối tượng khách hàng là ai? Thói quen mua sắm, sở thích?
- Với đối thủ cạnh tranh: Đông không? Cách họ bán hàng và tiếp thị như thế nào? Hiệu quả kinh doanh ra sao?
- Về sản phẩm kinh doanh: Sản phẩm tương tự bạn bán đã có chưa? Đối thủ bán có mạnh không? Giá cả ra sao? Có sản phẩm ngách không?,….
Nếu sản phẩm của bạn không phải sản phẩm độc đáo, sản phẩm ngách cung ít hơn cầu thì bạn cần lưu ý:
- Tránh bán những mặt hàng mà các shop đối thủ đã bán được số lượng lớn mà bạn không thể cạnh tranh được về giá.
- Sử dụng hình ảnh tự chụp, đẹp và thu hút khách hàng.
- Xác định định hướng kinh doanh về giá hay chất lượng.
- Phát huy thế mạnh và tránh những vết xe đổ của các đối thủ đi trước.
Hiểu và tôn trọng chính sách, quy định của kênh bán hàng
“Hiểu luật chơi và chơi đúng luật” – đây là nguyên tắc bạn cần tuân thủ khi bạn muốn bán hàng thuận lợi và hiệu quả trên sàn của các ông lớn.
Bất cứ một trang thương mại điện tử trung gian nào như Shopee, Tiki, Lazada,.. đều sẽ có các chính sách, quy định riêng cho cả người bán và người mua. Khi bạn tham gia bán hàng trên trang thương mại điện tử, trước tiên hãy tìm hiểu thật kỹ các chính sách và quy định của website đó. Đồng thời, bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, điều luật mà họ đưa ra.
Bởi nếu bạn làm sai, bạn sẽ dễ dàng bị loại khỏi sàn. Đây là điều cực kỳ tiếc nuối nếu bạn đã xây dựng được gian hàng và đang bán được khá nhiều đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử.
Tạo một hệ thống quản lý khách hàng riêng
Phần lớn các sàn thương mại điện tử hiện nay đều có hệ thống quản lý và lưu trữ thông tin khách hàng hỗ trợ bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên có một hệ thống quản lý khách hàng riêng. Điều này giúp bạn sở hữu được hệ thống data khách hàng riêng tránh trường hợp bất trắc như: bị xóa, khóa shop, không kinh doanh tại sàn đó nữa. Bạn có thể lấy danh sách data đó và kéo tới một kênh bán hàng khác của bạn.
Ngoài ra, hệ thống quản lý bán hàng khoa học sẽ giúp bạn theo dõi được số lượng đơn hàng, doanh thu, chi phí,… một cách rõ ràng. Từ đó, bạn sẽ có những giải pháp hay hướng đi phù hợp hơn để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Xử lý đơn hàng nhanh chóng
Khách mua hàng online là mong muốn mua sắm nhanh chóng, tiện lợi. Bởi vậy, họ thường không muốn chờ đợi. Nếu đơn hàng phải chờ đợi quá lâu sẽ cực kỳ mất hứng và khó chịu. Nhiều trường hợp khách chờ lâu có thể dẫn tới hủy đơn. Đây là trường hợp thường gặp ở các shop chuyên bán hàng order. Điều này sẽ ảnh hưởng tới đánh giá chất lượng của shop.
Chính vì vậy, hãy đảm bảo bạn có thể xử lý đơn hàng nhanh chóng, bao gồm mọi hoạt động từ xác nhận đơn, đóng hàng, gửi hàng cho đơn vị vận chuyển và vận chuyển nhanh chóng. Đơn hàng xử lý trong vòng dưới 24h sẽ đảm bảo sự hài lòng nhất đối với khách mua hàng.
Đóng gói cẩn thận
Không vị khách hàng cảm thấy hài lòng khi nhận được trên tay món hàng đóng gói qua loa, thậm chí bị bẩn, giấy bóc bị xé rách tứ tung. Bạn càng đóng gói cẩn thận, chăm chút cho từng đơn hàng thì càng thể hiện được cái tâm bán hàng của mình. Chưa kể những sản phẩm dễ hỏng, vỡ khi vận chuyển không đóng gói cẩn thận sẽ bị từ chối nhận, trả hàng. Thiệt hại kinh tế vẫn là người kinh doanh.
Bởi vậy, lời khuyên cho những bạn đang kinh doanh trên các trang thương mại điện tử là nên đóng gói cẩn thận. Với những mặt hàng dễ hỏng, vỡ khi vận chuyển, bạn cần đóng gói bằng các vật liệu chuyên dụng để tránh rủi ro hàng hóa.
Tránh các nguy cơ bị phạt hoặc đánh giá thấp từ sàn
Các sàn thương mại điện tử luôn có những quy định nghiêm ngặt và các tiêu chí đánh giá thang điểm của shop. Khi shop bị phạt hay nhận được đánh giá xấu đều sẽ được hiển thị công khai. Và chắc chắn rằng không có vị khách nào cảm thấy yên tâm khi mua sắm ở một shop không tuân thủ quy định và bị đánh giá độ uy tín thấp cả.
Bạn hãy tuân thủ đúng các quy định của sàn, hãy chăm sóc khách hàng thật tốt đảm bảo thu về những đánh giá chất lượng từ khách hàng.
Liên tục tối ưu sản phẩm & cửa hàng
Bán hàng trên web thương mại điện tử luôn có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Bởi vậy, bạn cần phải tối ưu sản phẩm, cửa hàng liên tục nhằm đảm bảo tiếp cận khách hàng tốt, tăng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm bán hàng trên trang thương mại điện tử được tổng hợp từ những chủ kinh doanh lâu năm. Hi vọng những lời chia sẻ trên đây sẽ giúp ích nhiều cho kế hoạch bán hàng sắp tới của bạn.