Local SEO rất quan trọng trong chiến lược SEO tổng thể của một doanh nghiệp. Chúng giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng địa phương, tăng tính cạnh tranh. Đồng thời tăng nhận diện thương hiệu và nâng cao sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Vậy Local SEO là gì và kỹ thuật Local SEO như thế nào? Ctrlvn Media sẽ đề cập trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé.
Local SEO là gì?
Local SEO là một chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nhằm cải thiện việc xuất hiện của một doanh nghiệp địa phương trên các trang kết quả tìm kiếm địa phương, chẳng hạn như Google Maps hoặc Google My Business. Mục tiêu giúp cho doanh nghiệp địa phương được khách hàng tìm thấy dễ dàng. Đồng thời nâng cao nhận diện thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.
Tại sao Local SEO lại quan trọng?
Local SEO quan trọng với doanh nghiệp bởi các lý do sau:
- Có 46% các tìm kiếm trên Google có liên quan đến “Local Intent” – “Người dùng muốn tìm kiếm kết quả địa phương” (theo Search Engine Roundtable).
- Trong tất cả các SERP của Google, có 29% chứa Local Pack trong kết quả tìm kiếm (RankRanger).
- Có đến 76% người dùng tìm kiếm địa điểm hoặc những thứ liên quan tại địa phương khi đến cửa hàng/doanh nghiệp (Google).
Từ số liệu trên cho thấy, các tìm kiếm thông tin địa phương chiếm phần lớn trong SEO. Nếu không tối ưu Local SEO, website của doanh nghiệp sẽ không lọt top kết quả tìm kiếm tại địa phương. Từ đó mất đi cơ hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
SEO địa phương hoạt động như thế nào?
Trên thực tế, Local SEO hoạt động giống như tìm kiếm Google. Khi người dùng gõ từ khóa và thực hiện tìm kiếm, Google sẽ quét chỉ mục của nó. Từ đó cung cấp những kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, Local SEO đặc biệt hơn ở chỗ, Google sử dụng một tập hợp các yếu tố khác nhau để xếp hạng các kết quả tìm kiếm địa phương.
Tập hợp các yếu tố xếp hạng của Local SEO bao gồm:
- Vị trí người dùng tìm kiếm.
- NAP Citations.
- Danh sách Google My Business.
- Danh sách từ khóa được dùng trong Google My Business.
- Đánh giá trực tuyến của khách hàng.
- Từ khóa xuất hiện trong các bài đánh giá trực tuyến.
- Số lượt “đăng ký” tại nơi đó.
- Các lượt chia sẻ trên mạng xã hội.
- Xếp hạng sao của cho doanh nghiệp do Google Maps đánh giá.
Tìm hiểu thêm: Top 10 phòng Marketing thuê ngoài uy tín nhất tại TPHCM
Kỹ thuật Local SEO giúp tăng doanh thu nhà hàng hiệu quả
Sau đây là các kỹ thuật Local SEO giúp tăng doanh thu nhà hàng mà bạn có thể tham khảo:
Cung cấp cho khách hàng giá trị trải nghiệm tốt nhất
Đây là một trong những kỹ thuật Local SEO quan trọng. Bạn cần tối ưu website để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng cũng như tăng thứ hạng trên top Google tìm kiếm. Tuyệt đối không được nhồi nhét từ khóa một cách lộn xộn. Điều này khiến người dùng cảm thấy khó chịu và thiếu tin cậy. Đồng thời dễ bị Google phát hiện và đưa ra các biện pháp xử phạt.
Tối ưu hóa cho thiết bị di động
Theo thống kê, có đến 61% người dùng tìm kiếm thông tin trên điện thoại di động, đồng nghĩa với việc, nhà hàng của bạn có cơ hội tiếp cận với số người dùng trên.
Điều này làm tăng nhận diện thương hiệu và thu hút nhiều khách hàng. Do đó, bạn cần tối ưu website để chúng hoạt động tốt trên các thiết bị di động. Tất cả thông tin nên được sắp xếp theo trình tự, các thao tác cần trơn tru, dễ sử dụng.
Tối ưu trang liên hệ của bạn
Khách hàng thường truy cập vào website để tìm hiểu thông tin hay liên hệ đặt bàn. Do đó, bạn cần đảm bảo rằng, thông tin liên hệ dễ tìm thấy nhất có thể.
Thông thường, các nhà hàng sẽ đặt chúng ở phía trên bên phải màn hình trên mỗi trang. Ngoài các địa chỉ, bản đồ, form liên hệ, để trang liên hệ hoàn hảo hơn, bạn có thể thêm những liên kết mạng xã hội (Facebook, Instagram,…) hoặc liên kết trực tiếp đến hotline.
Bổ sung các thông tin địa phương
Bạn không nên bỏ qua những thông tin quan trọng giúp xác định địa phương nơi bạn đang kinh doanh. Bởi có rất nhiều người theo dõi khu vực này từ nhiều nơi. Thông qua những tin tức đó, doanh nghiệp của bạn sẽ được nhiều khách hàng biết đến.
Tạo tài khoản Google Business
Tối ưu hóa hồ sơ doanh nghiệp là một phần khá quan trọng của Local SEO. Điều này giúp nâng cao xếp hạng của website trên Google Maps. Đồng thời tăng khả năng hiển thị trong các kết quả tìm kiếm tại địa phương.
Để làm được điều này, bạn cần đăng ký tài khoản Google Business. Hãy đảm bảo rằng, các thông tin trên trang này là chính xác và đầy đủ. Bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, thời gian hoạt động và hình ảnh của doanh nghiệp.
Tối ưu hóa cho My Google business
My Google Business (GMB) cung cấp thông tin của doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm địa phương. Sau đó, chúng sẽ điền dữ liệu trên vào những ứng dụng như Google Maps, Google Posts, Knowledge Panels,…
Để tối ưu hóa GMB, bạn cần tạo và xác minh các trang, cung cấp những bài viết chất lượng và tối ưu hóa theo tiêu chí xếp hạng Local Search quan trọng.
Tối ưu hóa cho Tìm kiếm bằng giọng nói
Tìm kiếm bằng giọng nói hiện rất thịnh hành. Vì vậy, bạn cần tối ưu hóa cách khách hàng đặt câu hỏi khi trò chuyện với thiết bị. Thông thường, họ sẽ sử dụng từ khóa dài hơn so với khi nhập tìm kiếm. Do đó, bạn nên điều chỉnh SEO nội dung có chứa những từ khóa đó sao cho phù hợp.
Thêm các Từ khóa Địa phương
Google cho phép bạn lọc các từ khóa tìm kiếm dựa trên một khu vực nhất định. Điều này cho phép bạn lập một danh sách các từ khóa liên quan đến địa phương.
Từ đó tối ưu hóa nội dung trên website để tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, trong bài viết, bạn có thể để cập đến các địa danh, địa điểm du lịch hấp dẫn…
Tạo trang web dành riêng cho từng sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp
Thay vì gộp tất cả sản phẩm/dịch vụ vào một trang lớn, hãy dành cho chúng những trang riêng. Vì khi gộp tất cả vào một trang, các công cụ tìm kiếm thường không xem thương hiệu của bạn là cơ quan có thẩm quyền trong một lĩnh vực cụ thể.
Tìm hiểu thêm: Cách thiết kế website chuẩn SEO cho doanh nghiệp
Đảm bảo tên, địa chỉ và số điện thoại nhất quán trực tuyến
Hãy đảm bảo tên, địa chỉ và số điện thoại nhất quán để khách hàng và công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy bạn. Lúc này, bạn cần thiết lập NAP, địa chỉ, viết tắt của tên và số điện thoại kèm mã vùng.
Những thông tin này sẽ ở dưới dạng văn bản HTML giúp thu thập thông tin trên web. Thông thường, NAP sẽ nằm ở chân trang hoặc đầu trang của website.
Thêm Schema Markup vào trang của bạn
Schema Markup cho phép các công cụ tìm kiếm, như Google, Yahoo, Bing,… hiểu được nội dung của trang web và hiển thị nó dưới dạng đáp án trực tiếp, các tính năng đặc biệt hoặc các thông tin cụ thể trong kết quả tìm kiếm.
Việc thêm Schema Markup giúp cho trang web hiển thị chính xác hơn trong các kết quả tìm kiếm. Từ đó thu hút khách hàng tiềm năng và tăng tốc độ tìm kiếm cho trang web.
Sử dụng GEO Sitemap và tập tin KML
GEO Sitemap giúp đưa thông tin về phân vùng, địa chỉ thích hợp vào Sitemap (bản đồ của trang web). Nhờ đó, website dễ thăng hạng khi có lượt tìm kiếm liên quan đến địa phương. Tập tin KML là một dạng sitemap đặc biệt giúp trang web của bạn được Google Earth ghi nhận.
Tóm lại, kỹ thuật Local SEO rất quan trọng trong việc phát triển thương hiệu. Chúng giúp cải thiện việc xuất hiện của doanh nghiệp địa phương trên các công cụ tìm kiếm. Từ đó tăng nhận diện thương hiệu, tăng độ uy tín và tăng doanh số bán hàng. Và đừng quên, cần phải SEO toàn bộ website để tăng khả năng tiếp cận khách hàng nhiều hơn nữa, đừng chỉ quá tập trung vào Local SEO.