Data Analyst là gì? Những Kiến Thức Nên Biết Về Data Analyst

Với thời đại kinh tế hội nhập và công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, Data analyst được đánh giá là một trong những ngành nghề “hái ra tiền” nhiều nhất trong top những nghề thuộc lương cao hiện nay. Cơ hội việc làm rộng mở, thu nhập ổn định và cơ hội thăng tiến sẽ đến với những chuyên viên phân tích biết cầu tiến.

Vậy Data Analyst là gì? Những chia sẻ kinh nghiệm do Ctrl cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn vững bước hơn trên con đường chinh phục thử thách trở thành một chuyên viên phân tích dữ liệu.

Tổng quan về Data Analyst

 

tìm hiểu data analyst

Data Analyst được hiểu là một chuyên viên phân tích dữ liệu. Công việc của một Data Analyst là:

  • Thu thập dữ liệu: Data Analyst có nhiệm vụ thu thập dữ liệu liên quan đến nhiều vấn đề cần nghiên cứu, có thể là ở dạng chữ hoặc dạng số theo yêu cầu của dự án.
  • Xử lý và phân tích dữ liệu: Dữ liệu khi thu thập được cần phải chắt lọc để chọn ra những dữ liệu chuẩn. Sau đó đem phân tích dữ liệu thô dưới sự hỗ trợ của các công cụ thống kê khác nhau để cho ra các con số thống kê cho từng câu hỏi.
  • Thiết kế báo cáo: Chuyên gia phân tích dữ liệu sử dụng tư duy và kỹ năng visualize để chuyển các con số sang dạng biểu đồ hay hình ảnh trực quan. Tìm ra các phát hiện quan trọng từ con số thống kê và báo cáo cho doanh nghiệp, các phòng ban.
  • Tư vấn cho doanh nghiệp: Khi các báo cáo đã hoàn tất, Data Analyst có trách nhiệm báo cáo lại với doanh nghiệp để ban lãnh đạo nắm được thực trạng vấn đề rõ ràng hơn. Từ đó doanh nghiệp sẽ có giải pháp, hướng đi đúng đắn trong kinh doanh. Nếu báo cáo chưa đạt tiêu chuẩn hay chưa đủ cơ sở để kết luận thì Data Analyst sẽ điều chỉnh, bổ sung.

Những thuận lợi và khó khăn khi học Data analyst

Về thuận lợi

  • Cơ hội nghề nghiệp rộng mở: Nền kinh tế hiện đại luôn gắn liền với công nghệ, vì thế việc làm dành cho các Data Analyst là không bao giờ thiếu hụt
  • Lương cao: Mức lương khởi điểm của một Data Analyst khoảng từ $400 – $500/ tháng. Những người có kinh nghiệm càng lâu năm mức lương sẽ vô cùng hấp dẫn
  • Cơ hội thăng tiến cao: Các chuyên viên phân tích dữ liệu khi đã có kinh nghiệm có thể chuyển sang những vị trí mới với mức lương cao và nhiều đãi ngộ hấp dẫn
  • Được tự do sáng tạo: Một phần công việc là thiết kế, báo cáo, do đó Data Analyst hoàn toàn có thể tự do sáng tạo theo phong cách riêng
  • Công việc không hề nhàm chán: Data Analyst luôn có những vấn đề mới mẻ để giải quyết, mỗi lúc bạn sẽ được học và tiếp thu thêm nhiều điều mới
thuận lợi khi làm data analyst
Thuận lợi khi làm nghề Data Analyst

Về khó khăn

  • Yêu cầu phải học nhiều và giỏi về lập trình: Chuyên viên phân tích dữ liệu cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức vào lập trình SQL và Python
  • Cần nắm bắt kịp thời vấn đề của doanh nghiệp: Trong kinh doanh luôn có những thuật ngữ riêng mà bạn chưa bao giờ nghe đến, vì thế phải tìm hiểu, nắm bắt kịp thời để có thể phân tích chính xác. Đôi lúc một số bộ phận không hiểu rõ về các dữ liệu, Data Analyst phải phân tích chúng và đưa ra những đề nghị phù hợp.
  • Phải giải quyết dữ liệu chưa hoàn chỉnh: Trong nhiều trường hợp, Data Analyst cần phải giải quyết câu hỏi mà dữ liệu chưa hoàn chỉnh, chưa qua xử lý nên tốn nhiều thời gian. Hơn nữa đòi hỏi bạn phải liên hệ với những người có thông tin để hoàn thiện báo cáo của mình.

>>> Xem thêm: Top 10 Framework Phát Triển Ứng Dụng Di Động Được Sử Dụng Nhiều

Những kỹ năng cần thiết cho một chuyên viên phân tích dữ liệu

Chặng đường chinh phục thử thách học Data Analyst luôn có nhiều chông gai phía trước, sự nỗ lực của người học luôn là lời giải để giải quyết bài toán khó. Với Data Analyst, những kiến thức và kỹ năng bạn cần phải trang bị thêm để thành công là vô vàn như dưới đây:

Học cách thu thập và phân tích dữ liệu

Nhiệm vụ hàng đầu mà một Data Analyst phải đảm nhận chính là thu thập dữ liệu từ khối thông tin khổng lồ trên các trang mạng xã hội hay các khảo sát, các ý kiến khách hàng.

Vì thế, để trở thành một Data Analyst giỏi, trước hết bạn phải học cách thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác. Khi đã có được dữ liệu, bạn phải học cách xử lý và phân tích chúng, chắt lọc, loại bỏ những dữ liệu không cần thiết để cho ra dữ liệu chuẩn nhất.

Học kỹ năng thiết kế báo cáo

Có dữ liệu mới chỉ là bước đệm ban đầu, bạn phải học được kỹ năng thiết kế báo cáo khoa học. Có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như Tableau để tăng năng suất làm báo cáo nhanh và chính xác hơn.

Cải thiện khả năng quan sát cẩn thận

Quan sát là kỹ năng khá quan trọng khi học Data Analyst, bởi khi bạn đối diện với một khối lượng dữ liệu khổng lồ thì việc nắm tổng thể, không bỏ sót thông tin là yêu cầu bắt buộc. Nếu để xảy ra dù sai sót nhỏ sẽ khiến cho doanh nghiệp phải chịu hậu quả ảnh hưởng nặng nề.

Vì lẽ đó, muốn trở thành một Data Analyst giỏi, bạn cần học tính quan sát kỹ, cẩn thận chú ý từng tiểu tiết để tìm ra những insight đắt hơn.

Học kỹ năng tư vấn cho doanh nghiệp

Vai trò của Data Analyst chính là một chuyên viên phân tích dữ liệu, khi hoàn tất việc phân tích, bạn cần phải báo cáo lại cho doanh nghiệp. Quá trình báo cáo bạn phải tư vấn kỹ cho doanh nghiệp về thực trạng kinh doanh, tư vấn họ những hướng đi đúng đắn ở cả hiện tại và tương lai.

Học kỹ năng lập trình cơ bản

Đây là điều kiện tiên quyết để bạn trở thành một Data Analyst giỏi và đứng vững trong ngành nghề của mình. Bạn cần học các kỹ năng lập trình về SQL, Python, Oracle, phải nắm được khái niệm, ý nghĩa sau các công thức cơ bản. Có như vậy thì khả năng lọc chính xác dữ liệu và không sai sót mới được đảm bảo, giúp bạn tạo được bộ dữ liệu thật hiệu quả.

những kỹ năng của một data analyst

Rèn luyện kỹ năng phân tích logic

Khối lượng thông tin lớn trên mạng xã hội chỉ là những dữ liệu thô khô khan, Data Analyst phải tìm, phân tích được ý nghĩa ẩn chứa đằng sau đó. Nhờ vậy mà bạn mới giúp doanh nghiệp nhìn nhận vấn đề chính xác để giải quyết, đưa ra quyết định cuối cùng.

Học kỹ năng giao tiếp, trình bày

Việc phân tích kết quả nghiên cứu chưa phải là cuối cùng, không phải bất cứ ai cũng hiểu được các con số từ kết quả thu thập, nghiên cứu dữ liệu của bạn. Vì thế, bạn cần phải trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp, trình bày tốt, thuyết trình làm sao thật rõ ràng, dễ hiểu để ai cũng hiểu được.

Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Data analyst

Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Data analyst có thể nói là vô cùng lớn. Sau khi học xong, các Data analyst có thể làm ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau như:

  • Trở thành một Business Intelligence Analyst – chuyên gia phân tích trí tuệ doanh nghiệp
  • Trở thành một Data Analyst – Chuyên gia phân tích dữ liệu
  • Trở thành một Data Scientist – Kỹ sư khoa học dữ liệu
  • Trở thành một Data Engineer – Kỹ sư dữ liệu
  • Trở thành một Quantitative Analyst – Chuyên gia phân tích định lượng
  • Trở thành một chuyên gia phân tích Digital Marketing
  • Trở thành một Project Manager – Quản lý dự án
  • Trở thành một IT Systems Analyst – Chuyên gia phân tích hệ thống công nghệ thông tin
  • Trở thành một Operation Analyst – chuyên gia phân tích vận hành…

Ngoài ra bạn có thể theo dõi Groove Technology Software Company, một công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam đôi lúc sẽ có tuyển vị trí Data Analyst với mức lương hấp dẫn đó nhé.

cơ hội việc làm data analyst

Kết Luận

Một Data analyst giỏi không bao giờ thất nghiệp với mức lương hấp dẫn từ 15 – 25 triệu đồng thì không có lý do gì bạn từ chối học Data Analyst đúng không?

Hy vọng với cẩm nang kiến thức hữu ích về một Data analyst trên đây phần nào giúp những sinh viên mới vào nghề gỡ rối những thắc mắc còn bỏ ngõ. Sự nỗ lực và cố gắng rèn luyện, học hỏi luôn là chìa khóa thành công cho ngành chuyên viên phân tích dữ liệu cả hiện tại và tương lai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *