Sự Khác Nhau Giữa Front End, Back End Và Full Stack

Điều đầu tiên trước khi dấn thân vào con đường lập trình viên thì bạn cần phải biết phân biệt và nắm rõ các kiến thức về front end, back end và full stack nhé. Để tìm hiểu rõ hơn về front end, back end và full stack thì bạn hãy tìm hiểu ngay bài viết của Ctrl sau đây.

Tìm hiểu về Front End

Front end là gì? Front – end developer là gì?

front end là gì

Front end được biết đến như một phần của trang web vậy. Khi này người dùng có thể tương tác để sử dụng và những gì mà bạn nhìn thấy như font chữ, danh mục sản phẩm, màu sắc, thanh trượt hay menu,…. thì đều là sự kết hợp hoàn hảo giữa CSS, HTML và Javascript. 

Với front end developer thì lập trình viên phải chịu trách nhiệm phát triển client side. Bạn có thể hiểu theo cách đơn giản hơn là đây là người thực hiện việc xây dựng, phát triển giao diện web nhằm đem lại cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất trên trang web mà mình làm ra.

Khi làm front end cần có những kỹ năng gì?

  • Kỹ năng HTML và kỹ năng CSS: Đây chính là các building block cơ bản và cũng là quan trọng nhất trong thiết kế web.
  • Kỹ năng JavaScript và jQuery: Dùng Javascripts là cách để hỗ trợ bạn thêm đầy đủ chức năng cần thiết cho web hơn. Với jQuery thì là thư viện gồm các plugins và extensions, tạo điều kiện cho việc phát triển trang web bằng javascripts được nhanh và dễ dàng.
  • Kỹ năng CSS Preprocessing: Đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng tốc độ coding cho CSS. Với mỗi CSS Preprocessing thì sẽ được bổ sung thêm phần functionality cho CSS.
  • Kỹ năng quản lý Git và Version: Khi này, các hệ thống quản lý sẽ hỗ trợ cho bạn trong việc theo dõi một số thay đổi được tạo ra khi code, tùy vào thời gian cụ thể. Việc này giúp cho bạn dễ dàng hơn khi quay lại phiên bản trước. Khi này Git sẽ dùng được nhiều hơn trong các systems nhằm mục đích kiểm soát version. Đồng thời bạn phải nắm rõ cách dùng Git là yêu cầu bắt buộc.
  • Thiết kế Responsive giao diện mobile: Do nhu cầu sử dụng điện thoại truy cập internet nhiều nên việc thiết kế giao diện mobile là rất cần thiết khi thiết kế web.
  • Kỹ năng Testing và Debugging: Bạn cần nắm rõ quy trình testing với bug. Đây là cách giúp cho quá trình làm việc trở nên hiệu quả hơn.
  • Kỹ năng Cross – Browser Development: Giúp cho Website của bạn hoạt động tối ưu trên mọi trình duyệt mà không gặp lỗi nào, nhất là lỗi giao diện.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Dù cho bạn đang làm việc ở bất kỳ vị trí nào đi chăng nữa thì đều không tránh được các tình huống phát sinh. Khi này bạn cần dự đoán và giải quyết vấn đề ngay từ đầu.

kĩ năng của front end developer

Mức lương cho một Frontend là bao nhiêu?

Với công việc cho một front end thì mức lương sẽ là khoảng bao nhiêu/ tháng? Theo thống kê mới nhất mà chúng tôi tổng hợp được như sau:

  • Thu nhập của fresher front end: 5.000.000 đồng/tháng
  • Thu nhập bậc thấp: 12.600.000 đồng/tháng
  • Thu nhập trung bình: 16.800.000 đồng/tháng
  • Thu nhập bậc cao: 21.000.000 đồng/tháng
  • Thu nhập cao nhất: 56.300.000 đồng/tháng

Tìm hiểu về Back End

Back end là gì? Back – end developer là gì?

lập trình back end

Back end là một phần của trang web gồm có máy chủ và cơ sở dữ liệu. Nếu front end là người chịu trách nhiệm tạo giao diện web đẹp, các tính năng cần thiết thì đối với Backend sẽ có nhiệm vụ xử lý nghiệp vụ phức tạp mang lại sự logic.

Khi này, lập trình viên phải bảo đảm được trang web hoạt động trơn tru khi được đưa vào sử dụng.  Một số dữ liệu quan trọng của người dùng hay thuật toán phân tích đều được nằm trong phần Backend.

Bạn có thể hiểu theo cách đơn giản nhất thì đây là người nắm giữ vị trí quan trọng, họ là người đưa ra cách thức vận hành cho web. 

Khi làm Back end developer thì cần có những kỹ năng gì?

  • Kỹ năng ngôn ngữ lập trình: Back end cũng giống front end là bạn cần nắm và sử dụng được một số ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay như ruby, php, java, Python và asp.net.
  • Nắm vững kiến thức cơ sở dữ liệu: Phần dữ liệu khách hàng là phần vô cùng quan trọng, vì vậy cần phải có cơ sở dữ liệu để xử lý. Hiện nay, 2 loại cơ sở dữ liệu đang phổ biến trên thị trường là NoSQL và SQL.
  • Có kiến thức về API: Đây là phương tiện giúp cho 2 phần mềm máy tính giao tiếp dễ dàng hơn. Khi này, đòi hỏi backend developer phải có kiến thức rộng mở về APU để hỗ trợ trong việc kết nối cũng như truyền dữ liệu.
  • Có các kiến thức về server: Để trang web có thể hoạt động thì bạn phải để web chạy trên máy chủ. Máy chủ sẽ được dùng để chỉ hệ thống mà máy tính tiếp nhận yêu cầu từ các tệp trên web, chẳng hạn như CSS, HTML, Javascript,.. từ đó gửi các tệp đến máy cho khách.
  • Nắm vững kiến thức về thuật toán: Điều này giúp cho các Backend giải quyết mọi vấn đề nhanh chóng. Các thuật toán mà backend developer cần nắm là bubble sort, insertion sort, selection sort, quick sort, merge sort với đệ quy và lặp, cả Depth First Search, Breadth-First Search
  • Hiểu được cấu trúc dữ liệu: Cấu trúc dữ liệu sẽ giúp cho các Backend tạo ra được cơ sở cho việc truy cập, cũng như sửa đổi dữ liệu dễ dàng hơn khi lập trình.

back end developer cần học gì

Mức lương cho một Backend developer là bao nhiêu?

Theo như thống kê mới nhất hiện tại thì mức lương cho một back end developer sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người, cụ thể như sau:

  • Thu nhập trung bình: 19.000.000đ/ tháng
  • Thu nhập phổ biến: 14.000.000 – 24.000.000đ/ tháng

Đây là mức lương dành cho những người có kinh nghiệm từ 1-4 năm. Bạn có thể tham khảo. 

Tìm hiểu về Full Stack

Full stack là gì? Full – stack developer là gì? 

full stack là gì

Nhắc tới Full stack, chắc hẳn nhiều bạn không thấy xa lạ đúng không nào? Nhất là lĩnh vực kinh doanh và công nghệ thông tin.

Riêng ngành công nghệ thông tin thì full stack được biết tới các kỹ năng và công nghệ để hoàn thành dự án mà doanh nghiệp đang thực hiện.

Full stack developer chính là người nắm vững các kỹ năng và sử dụng nó để hoàn thành các dự án đang thực hiện một cách xuất sắc.

Khi này các lập trình viên full stack đều có thể xử lý các công việc liên quan đến dữ liệu, bảo mật, máy chủ cũng như việc phát triển front end và back end. 

Khi làm Full stack developer thì cần có những kỹ năng gì?

  • Nắm rõ ngôn ngữ lập trình: Khi này bạn cần nắm rõ một số ngôn ngữ lập trình cần thiết nhằm hoàn thành tốt các phần việc của Backend như PHP, Java, Python, ruby và C#.
  • Thành thạo framework và thư viện bên thứ 3: Công việc chính của full stack là vận dụng các framework với thư viện bên thứ 3 vào để phát triển ứng dụng. Bạn cần biết nhiều về các framework khác để nâng cao hiệu suất công việc được tốt hơn.
  • Nắm vững kiến thức về front-end: Nắm được công dụng của front end như CSS, HTML với Javascript. Và các framework như SASS, Vuejs, Jquery với reactJS,..
  • Thành thạo về database với kỹ thuật cache
  • Kỹ năng thiết kế tốt: Cần trang bị các kỹ năng cần thiết về UI design, prototype design với  UX design giúp cho công việc thuận lợi hơn.
  • Kỹ năng mềm cơ bản: Gồm kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng quản lý khách hàng.
  • Kỹ năng xử lý vấn đề giỏi: Khách hàng sẽ có những thay đổi trong quá trình làm việc. Khi này fullstack cần có kỹ năng xử lý vấn đề nhạy bén nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu cho người dùng.

>>> Xem thêm: Top 10 Framework phát triển ứng dụng di động được sử dụng nhiều nhất

 

kĩ năng full stack developer

Mức lương cho một Fullstack là bao nhiêu?

Dựa vào các khảo sát thực tế cho thấy, mức thu nhập của một lập trình viên full stack sẽ rơi vào khoảng 54.000$/ năm. Còn ở Việt Nam, thì mức thu nhập của lập trình viên sẽ dao động từ 756$ -> 2500$/tháng. 

Trong đó hơn 50% làm ở vị trí lập trình viên full stack có thu nhập từ 966$ -> 1.260$, khoảng 25% còn lại thì có thu nhập là 2.500$/tháng. 

Kết Luận 

Như vậy, có thể thấy rằng front end, back end và full stack là một trong những mắt xích quan trọng trong phát triển website hoặc ứng dụng. Hơn nữa những nghề này đang rất được săn đón ở các công ty phần mềm chẳng hạn như Groove Technology hay Mona Media nên bạn hãy tham khảo nhé.

Với các kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ đến cho bạn về front end, back end và full stack, thì hy vọng những thông tin mà trên sẽ hữu ích với bạn.

>>> Xem thêm: Low – code là gì? Sự khác nhau giữa No – code và Low – code như thế nào?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *